
Vào năm tôi khoảng 14 tuổi, tôi được học một lớp sơ cứu. Tôi vẫn nhớ lúc đó mình coi thường lớp đó như thế nào. Trước mặt tất cả học viên trong lớp, với một hình nộm, tôi phải xoa bóp tim ngoài lồng ngực, sau đó dùng miệng ngậm vào miệng để hà hơi thổi ngạt. Rồi sau đó lại quay lại dùng tay ấn tim, rồi lại dùng miệng … và tôi phải làm điều đó liên tục trong 15 phút …
Và rồi sau này khi tôi học môn lặn với bình khí, tôi lại phải học lại môn sơ cứu, và lần này thì không có dùng miệng, chỉ dùng tay ấn …
Và họ muốn đảm bảo rằng nhịp ấn lồng ngực của tôi phải đều và chuẩn xác, nên họ bảo chúng tôi cứ ngân nga một bài hát, ấn theo nhịp nhạc của bài đó. Khi không hát thì tôi lại ngân nga câu “sống lại đi, sống lại đi”.
Với sơ cứu ngưng thở, có một vài điều vô cùng quan trọng: điều đầu tiên: Đây là cách duy nhất để kéo dài sự sống của một người cho tới khi có các dụng cụ hỗ trợ. Thứ hai: việc sơ cứu có thể phải kéo dài rất lâu. Rất rất lâu. Cực kì, cực kì lâu. Lâu hơn sự chịu đựng thông thường của bạn. Điều quan trọng là một khi bạn đã bắt đầu, thì bạn không được dừng lại. Bạn cứ tiếp tục, không quan trọng nó mất bao nhiêu thời gian, cho tới khi bắt được một nhịp mạch, hoặc khi có dụng cụ trợ giúp.
Có một người bạn của tôi là bác sĩ. Anh ấy nói rằng có một lần, anh ấy đã sơ cứu ngưng thở bằng tay và miệng cho một bệnh nhân trong vòng hơn 1 tiếng đồng hồ. Trong suốt khoảng thời gian đó, anh ấy cứ ngân nga một bài hát, tay thì ấn theo nhịp nhạc, mỏi tay kinh khủng, rồi phải lờ đi cảm giác mỏi tay, mỏi vai, mỏi lưng, mỏi cổ, mỏi cả người … Anh ấy cứ tiếp tục …
Bệnh nhân đó đã hồi phục và còn sống tới tận bây giờ. Người ấy đã có thể chết vào thời điểm đó, nếu như anh ấy ngừng lại.
Điều tôi muốn nói ư?
Sự kết nối, chính là “không khí” của một mối quan hệ. Nếu như mất đi sự kết nối, mối quan hệ sẽ chết ngạt
Sự mất kết nối giống như một cục u xuất hiện trong cổ họng, chẹn lấy đường thở. Nó cứ lớn dần lên, cho tới khi chẹn lấy hoàn toàn và nạn nhân ngưng thở.
Vâng, chính BẠN là người đầu tiên cần phản ứng.
Bạn có thể nghĩ rằng thật thiếu công bằng, cả tôi và anh ấy đều phải cố gắng chứ.
Nhưng thực tế không phải như vậy. BẠN ở đây, bởi vì BẠN là người sẵn sàng phản ứng.
Khi ai đó ngừng thở, chúng ta sẽ cố gắng giúp người ấy thở lại.
Khi hai người trong một mối quan hệ trở nên mất kết nối, thì chúng ta cần phải thiết lập lại kết nối ấy.
Nhưng nhớ rằng, sơ cứu ngưng thở chỉ có tác dụng khi áp dụng đúng cách.
Không phải là “nhấn, nhấn … ngừng … nhấn, nhấn , nhấn … “mệt quá”
Thiết lập lại sự kết nối cũng tương tự như vậy.
Con người thường hành động theo kiểu bắt đầu, rồi dừng lại, rồi ngưng một lúc, thay đổi nhịp, rồi quên mất, rồi phát hoảng và rồi lại lặp lại.
Điều đó thậm chí còn gây ra thêm nhiều nỗi đau. Và hồi phục mối quan hệ đó lại càng khó khăn hơn.
Đợt vừa rồi tôi mới đi Cuba, và tôi vào thăm quan một bệnh viên đơn sơ (như ở Việt Nam 30 năm trước). Đó là cuối một buổi chiều nắng chói chang, tôi nhìn thấy xe đẩy một bệnh nhân nữ có gương mặt tím tái đi vào. Cô bé đó bị ngã xuống nước, và chìm xuống trong hơn 5 phút.
Tại bệnh viện, các bác sĩ đều đã thấm mệt sau cả ngày làm việc. Cô bé kia trông không còn dấu vết gì của sự sống. Tôi nhìn thấy các bác sĩ cãi nhau gay gắt về việc phải làm gì. Gia đình cô bé ấy có mặt đông đủ và hướng ánh nhìn buồn bã về phía giường của cô ấy.
Chỉ có một bác sĩ muốn “làm gì đó”. Anh ấy thuyết phục những người khác, nhưng không ai đủ sức lực. Anh ấy quả quyết đi về phía cô bé ấy.
Anh ấy cứ tiếp tục nhấn vào lồng ngực cô bé theo nhịp bài hát của riêng anh ấy.
Những người khác có nói gì cũng không làm anh ấy ngừng lại được. Anh ấy cứ tiếp tục…
Một tiếng rưỡi sau, bệnh nhân đột nhiên sặc ra nước. Tôi được may mắn chứng kiến sự sống chảy vào cô ấy (trong khi trước đó tôi cứ nghĩ đó là một cái xác tím tái vô hồn).
Đó là một trong những khoảnh khắc kì diệu nhất khi nhìn thấy cô ấy sống lại.
Chỉ vài ngày sau, cô bé đã rời viện được, và hoàn toàn bình phục.
Và tôi nghĩ lại, điều gì sẽ xảy ra nếu như anh bác sĩ kia nghe theo những bác sĩ đã mệt mỏi và ngừng lại. Và gia đình cô bé sẽ phải chịu những nỗi đau đớn, mãi mãi.
Liệu chúng ta có thể hồi sinh được mối quan hệ của mình?
Tôi hi vọng như vậy. Tôi vững tin rằng với cây đũa thần tôi cung cấp cho bạn, tôi sẽ giúp được bạn.
Chúng ta cần đảm bảo rằng BẠN đang làm những việc BẠN cần phải làm.
Sẵn sàng rồi chứ?
Vì hạnh phúc của bạn,
PS: Bạn là người quyết định, tôi tin chắc bạn đã sẵn sàng sơ cứu cho mối quan hệ của mình. Và tôi ở đây để giúp bạn luôn tập trung, giữ đúng nhịp điệu, đi đúng hướng và không bỏ cuộc. Tôi tin bạn sẽ làm được.
Chỉ cần bạn tiếp tục. Tôi sẽ luôn ở bên.
Sẵn sàng chứ?